4 bài học cực kỳ quan trọng về tiền dành cho phụ nữ


Nếu bạn đang có công việc thu nhập cao, có tài sản do cha mẹ để lại hoặc được chồng chu cấp, liệu bạn có cần biết về kiếm tiền không? Còn nếu bạn là phụ nữ đang nghèo và lao ra kiếm tiền rồi không có nhiều thời gian cho con cái, liệu bạn có sai lầm không?

Bài học 1: Hãy tự kiếm tiền

Chúng ta ai cũng thấy tiền quan trọng và tìm các cách khác nhau để kiếm tiền, tăng thu nhập. Nhưng mình nhận thấy việc kiếm tiền của người phụ nữ khi đã có gia đình nó rất khác so với người đàn ông. Có thể nó khiến bạn phải lo toan nhiều hơn, vì bạn là người nắm kinh tế chính trong gia đình, cũng có thể bạn không cần phải đi kiếm tiền, mà chỉ chăm lo cho con ở nhà.

Bài học 2: Hãy gắn tiền với giá trị tinh thần

Bạn không nên gắn giá trị vật chất với tiền, mà hãy gắn giá trị tinh thần. Khi gắn giá trị vật chất, bạn nâng tiền lên tầm quan trọng nhất hoặc bạn dễ ảo tưởng về giá trị bản thân phải gắn với 1 loại vật chất nào đó, ví dụ như bạn phải có túi hàng hiệu thì mới cảm thấy mình có giá, thấy mình sang trọng, rồi bắt đầu thèm muốn có được cái túi hàng hiệu, hay những bộ cánh đẹp.

Vậy gắn giá trị tinh thần là thế nào?

Tiền chỉ là công cụ để giúp bạn mua được thời gian để bạn làm những điều bạn thấy có giá trị và ý nghĩa. Điều này mình học được từ tiến sĩ Alan Phan, và thấy rất đúng. Mình coi tiền là công cụ giúp mình mua được thời gian để dành cho bản thân - tập thể dục, đọc sách, đi dạo, đi du lịch,v.v. và dành cho gia đình, cho con cái.

Mình muốn có nhiều tiền, và kiếm nhiều tiền, nhưng đặt nó dưới những giá trị mà mình muốn đạt được cho con người mình về giá trị tinh thần, chứ không phải để mua những sản phẩm một cách mù quáng.

Bài học 3: Tạo lập thói quan hạnh phúc ngay, đừng chờ tới khi đầy đủ. 

Việc bạn cần làm để giúp bạn phát triển và cảm giác hạnh phúc của bạn không phụ thuộc vào tiền.

Đối với cảm giác hạnh phúc, nó là "CẢM GIÁC", đôi khi không phụ thuộc vào số tiền bạn có, nếu bạn cảm thấy mình phải có nhiều tiền, phải mua được thứ này thứ kia rồi mới cảm thấy hạnh phúc, thì thực tế là bạn cũng sẽ chán rất nhanh khi mua được thứ bạn muốn. Mình rất nhớ câu nói của chị Trang Hạ, đại loại là- Đồng 5 ngàn có niềm hạnh phúc của đồng 5 ngàn, đồng 5 trăm ngàn có niềm hạnh phúc của đồng 500 ngàn.

Cái tư duy mắc kẹt của đồng 5 ngàn mà mình nhận ra đó là “Cứ tưởng mình phải có 500 ngàn mới hạnh phúc được”.

KHÔNG! Hạnh phúc đến từ suy nghĩ, từ cảm nhận, từ thay đổi trong tư duy, từ sự nhìn nhận về giá trị sống và bản thân của bạn. Và khoá tư duy rành mạch đã giúp bạn các bài học này, hi vọng bạn đang thực hành tốt. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ. 5 ngàn là chỉ ở hiện tại, còn sau 10 năm mà vẫn cứ mãi 5 ngàn, bạn bị thụt lùi, thì khó mà hạnh phúc nổi. Nên có bài học bổ sung dưới đây.

Bài học 4: Phải có chiến lược về tiền theo từng giai đoạn cuộc đời 

Tư duy "làm ít ăn ít - sống thoải mái" nó cũng hay, nhưng chỉ phù hợp khi bạn có một mình, không có trách nhiệm với con cái, hoặc khi bạn đã có nền tảng tài chính vững vàng, có tiết kiệm hoặc thu nhập thụ động tốt.

Người phụ nữ khi có quá nhiều việc từ chăm con, chăm nhà, mà còn kẹt về tài chính thì stress mạnh, dễ cáu gắt chồng và chửi mắng con.

Nên tuỳ giai đoạn có chiến lược  cho phù hợp, cần nhìn rõ nhu cầu  của bạn bây giờ (độc thân, hay khi có con, hay mai mốt về già, khi con lớn  để có sự chuẩn bị kĩ càng. 

Giờ con còn nhỏ, thì ok, chấp nhận làm ít để dành thời gian cho con. Khi con lớn, thì phải làm sao để có sự chuẩn bị về tài chính tốt, để còn tự lo cho thân mình khi về nhà, khi về hưu. Nếu không có kế hoạch rõ ràng cụ thể về tiền bạc, bạn sẽ gặp phải rất nhiều mệt mỏi trong cuộc sống!

Chúc các bạn có tư duy đúng về tiền để có kế hoach hành động cụ thể. 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến